Thiết kế hệ thống chống sét hiện đại với kim thu sét tia tiên đạo
I. Nội dung về hệ thống chống sét:
1. Định nghĩa sét là gì: Sét là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn. Nguồn sét chính là các đám mây mưa dông mang điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, chúng tạo ra xung quanh đám mây này một điện trường có cường độ lớn.
2. Các loại sét đánh trực tiếp và gián tiếp
Sét trực tiếp đánh: Loại sét này sẽ đánh trực tiếp vào các tòa nhà cao, nhà máy có mặt bằng bị co hơn so với xung quanh. Hậu quả sẽ nghiêm trọng khi bị sét này đánh phải, thậm chí có những trường hợp gây thiệt mạng gây tử vong chết người.
Sét gián tiếp đánh: Cơ chế đánh của loại sét này sét đánh vào đường dây điện. Theo sau đó là lan truyền theo các đường dây vào trong công trình. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất, cháy hỏng các thiết bị điện, công nghệ được kết nối với nhau.
3. Cần lắp đặt hệ thống chống sét ở đâu
- Đặt hệ thống chống sét ở những nơi tụ họp đông người như chợ, trường học, văn phòng, tòa nhà, nhà máy
- Nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng sét đánh hoặc gần với vùng bị sét đánh
4. Sơ đồ hệ thống chống sét:
- Hệ thống chống sét: là toàn bộ tòa nhà để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh
- Bộ phận thu sét: là kim thu sét, chủ động phát ra tia tiên đạo để chủ động bắt sét đánh
5. Cáp đồng trần
- Dây xuống: Kết nối dây đồng trần kết nối từ kim thu sét xuống bãi tiếp địa, thông thường thì chúng ta thiết kế 2 dây dẫn xuống để thoát sét nhanh hơn
- Làm từ cáp đồng trần
- Tiết diện tích khoảng 50 đến 75 mm2 sẽ liên kết các cọc tiếp đất với nhau
- Vị trí nằm âm dưới đất khoảng 0,5 đến 1m
6. Cọc tiếp địa
- Cực nối đất mạch vòng là cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình, kết nối các cọc tiếp địa bằng dây đồng trần lại với nhau rồi đi dây lên kim thu sét
- Điện trở đất: Dưới 10ohm để cho dòng điện sét đánh xuống đất được an toàn cho con người
- Độ dài khoảng 2,4 đến 3 m
- Đường kính ngoài khoảng 14 đến 16 mm
- Chôn thẳng đứng, đầu cách mặt đất 0,5 đến 1m
- Khoảng cách cọc đến cọc là 3 đến 15m
7. Các thiết bị trong hệ thống chống sét
- Đồng hồ đo sét: Mỗi khi sét đánh thì đồng hồ đo sét sẽ đếm số lần sét đánh
- Hộp đo điện trở: Khi thi công xong hệ thống tiếp địa thì chúng ta đo điện trở với thông số dưới 10 ohm theo TCVN
8. Công nghệ phát tia tiên đạo sớm
Sử dụng công nghệ phát tia tiên đạo sớm để chống sét cần có đủ 3 phần sau:
- Đầu thu lôi: Bộ phận này sẽ phát ra tia tiền đạo đi lên và thu sét về phía nó. Vị trí đầu này sẽ gắn ở trên trụ đỡ, độ cao trung bình ở khoảng 5m so với đỉnh của công trình cần được bảo vệ.
- Dây dẫn sét: Luồng sét từ đầu thi lôi sẽ được truyền đưa qua hệ thống tiếp đất. Vật liệu để làm dây dẫn sẽ là cáp đồng trần hoặc là đồng lá. Dây dẫn sẽ có tiết diện khoảng từ 50 đến 75 mm2.
- Hệ thống tiếp địa: Chức năng tiếp địa và cấu tạo cũng không có gì khác so với hệ thống tiếp địa của 2 công nghệ trên. Vẫn để làm tản dòng điện sét ở trong đất.
9. Giải pháp khi thi công hệ thống chống sét:
- Khi thi công hệ thống chống sét, nếu điện trở trên 10 ohm thì chúng ta đóng thêm cọc hoặc khoan giếng sâu 20m rồi thả cọc tiếp địa xuống để đạt thông số, nếu không đạt nữa thì chúng ta khoan giếng thả cọc thứ 2
10. Công thức tính bán kính chống sét
11. Tìm hiểu về máy biến áp TẠI ĐÂY