Máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây

I. Máy biến áp 3 pha

4/5 - (1 bình chọn)

 

1. Máy biến áp dùng để biến đổi điện áp, với tần số không đổi.

Thông thường chúng ta sử dụng máy biến áp là 22KV/ 0.4KV, từ điện áp 22KV xuống 4KV để sử dụng

May bien ap 1

Ở máy biến áp, việc biến đổi điện áp chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng.

2. Cấu tạo máy biến áp

Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.

cau tao va nguyen ly hoat dong cua may bien ap 2 min

Hình 1. Cấu tạo của máy biến áp

a. Lõi thép: Lõi thép dùng để dẫn từ thông, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt. Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3 – 0,5mm.

Lõi thép gồm 2 phần gồm trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín.

 

cau tao va nguyen ly hoat dong cua may bien ap 3

Hình 2. Lõi thép của máy biến áp

b. Dây quấn: 

Nhiệm vụ của dây quấn là nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.

Dây quấn thường làm bằng dây đồng hoặc nhôm, tiết diện tròn hay chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép, giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn. và số vòng dây của các cuộn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy biến áp.

Có 2 loại dây quấn: dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp

  • Dây quấn nhận năng lượng từ lưới gọi là dây quấn sơ cấp

  • Dây quấn cung cấp năng lượng cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp

cau tao va nguyen ly hoat dong cua may bien ap 4

Hình 3. Dây quấn của máy biến áp

Ngoài ra người ta cũng có thể phân biệt dây quấn máy biến áp thành dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp.

  • Dây quấn có điện áp cao gọi là dây quấn cao áp

  • Dây quấn có điện áp thấp hơn gọi là dây quấn hạ áp

C. Vỏ máy

Tùy theo từng loại máy biến áp mà vỏ máy biến áp được làm bằng các chất liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ thép, gang, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm: nắp thùng và thùng.

cau tao va nguyen ly hoat dong cua may bien ap 5 min

Hình 5. Máy biến áp 3 pha MBT vỏ thép

 

Nắp thùng dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng như: 

  • Sứ ra (cách điện) của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp.

  • Bình dầu (bình dầu phụ) có ống thủy tinh để xem mức dầu

  • Ống bảo hiểm: làm bằng thép, hình trụ nghiêng, một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thuỷ tinh. Nếu áp suất trong thùng tăng lên đột ngột, đĩa thuỷ tinh sẽ vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài để máy biến áp không bị hỏng. 

  • Lỗ nhỏ đặt nhiệt kế.

  • Rơ le hơi dùng để bảo vệ máy biến áp. 

  • Bộ truyền động cầu dao đổi nối các đầu điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp.

3. Công dụng của máy biến áp:

Máy biến áp có thể được dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa, và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp nguồn điện áp phù hợp cho tải.

4. Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:

– Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường.

– Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng 

cuon day dien tu

Hình 6. Nguyên lý làm hoạt động của máy biến áp

Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.

5. Các loại máy biến áp

  • Phân loại theo cấu tạo: Máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha

  • Phân loại theo chức năng: Máy biến áp tăng áp và máy biến áp giảm áp

  • Phân loại theo công dụng: Máy biến áp thí nghiệm, máy biến áp đo lường, máy biến áp tự ngẫu,…

  • Phân loại theo thông số kỹ thuật

  • Phân loại theo cách thức cách điện: Máy biến áp khô và máy biến áp dầu

6. Công thức máy biến áp: 

  • S = Ptt/ cos phi (KVA) 
  • S: Công suất biểu kiến
  • Ptt: Công suất tính toán

Cos phi máy biến áp thì chúng ta lấy là 0.85 

Thay thông số thì ta tính được công suất máy biến áp

[contact-form-7 id="1241" title="Đăng ký ngay"]